Nấm móng tay: +4 nguyên nhân +3 dấu hiệu + 4 cách điều trị dân gian

Nấm Móng Tay

Nấm móng tay là bệnh ngoài da khá phổ biến với những người thường xuyên làm việc chân tay, trong môi trường vệ sinh kém, ẩm ướt. Bệnh do vi khuẩn gây nên và có khả năng lây lan khá nhanh sang các ngón khác, hay thậm chí lây từ người sang người. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình những kiến thức cần thiết để điều trị tận gốc và phòng ngừa bệnh

Nấm Móng Tay
Bệnh nấm móng tay khiến móng bị hư, trở nên xấu xí, đau rát khó chịu

Những điều cần biết về bệnh nấm móng tay

Bệnh nấm móng tay có thể xảy ra ở một hoặc nhiều móng, thường bắt đầu bằng một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng. Tiếp đến, móng của người bệnh sẽ ngả sang màu vàng hoặc nâu, dễ bong tróc, vùng da xung quanh bị viêm gây đau rát, khó chịu. Không chỉ vậy, bệnh sẽ làm móng bị hư, xấu xí, thậm chí mưng mủ gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Bệnh thường không dễ điều trị, thậm chí có thể tái đi tái lại, lây lan qua các ngón khác. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng nấm móng tay?

Nấm móng tay gây đau đớn mất thẩm mỹ
Bệnh nấm móng tay khiến móng bị hư, trở nên xấu xí, đau rát khó chịu

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng tay

Nấm móng tay do nấm và vi khuẩn gây nên, gây ra các tổn thương cho vùng da có nhiều chất sừng. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, thường xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, thậm chí ở tóc. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ gây hại cho vùng da xung quanh móng tay mà còn có nguy cơ xâm lấn gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh phải kể đến như:

– Vệ sinh kém: đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Những người vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, nhất là ở những vùng móng tay, móng chân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển.

– Tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hóa chất độc hại: do tính chất công việc hay môi trường sống, việc tiếp xúc lâu ngày với nguồn nước bẩn hay hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập cơ thể.

– Lây nhiễm từ người bệnh: dùng chung đồ dùng, nguồn nước với người mắc bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Thời tiết: thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để bệnh sinh sôi và phát triển.

Nấm và vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tiêu diệt các tế bào da và các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da, làm da chuyển màu, ngứa ngáy và mẩn đỏ. Nếu không ngăn chặn kịp thời, chúng sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da trong và ăn mòn móng.

Có thể bạn quan tâm >>>>>

Bệnh nấm móng tay có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị?

Các dấu hiệu của bệnh nấm móng tay

Làm thế nào để phát hiện ra mình bị bệnh nấm móng tay để có cách chữa trị kịp thời? Nếu vùng móng tay của bạn có những biểu hiện sau đây chứng tỏ bạn đã bị bệnh rồi đấy.

Biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân đó là bề mặt móng bị xù xì, hơi vàng hay nâu đen, xỉn màu, mất vẻ sáng bóng. Khi đó, móng của chúng ta rất dễ bị mủn, dễ dãy, bên dưới móng cũng bị tổn thương và bong tróc. Gốc móng của chúng ta khi đó trở nên sần sùi, tăng sừng, ngón bị nấm có thể có cảm giác đau nhẹ ở đầu ngón, có mùi hôi nhẹ. Ban đầu chỉ xuất hiện ở 1 – 2 ngón, nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan ra nhiều ngón. Nếu không có cách chữa trị nấm móng dứt điểm, toàn bộ móng của chúng ta có thể bị hủy hoại.

Dấu hiệu của một số thể nấm móng tay mà chúng ta thường bị:

– Nấm bề mặt: bề mặt móng thường có màu trắng hoặc đen, nguyên nhân là do nấm Trichophyton mentagrophytes và Interdigitale gây rối loạn sắc tố của móng

– Nấm móng gây teo móng: đây là tình trạng tổn thương tất cả các thành phần của móng, có thể lan rộng ra tất cả các móng còn lại.

– Nấm ở dưới móng và hai bên móng: phần dưới móng tay xuất hiện lớp sừng dày, móng bị tách ra khỏi khung móng, vùng da xung quan bị viêm do nấm Trichophyton rubrum gây nên.

Tác hại không ngờ của bệnh nấm móng

Bệnh nấm móng tưởng chừng như chỉ là một bệnh ngoài da bình thường nhưng nó lại có những tác hại nghiêm trọng. Nếu chúng ta không chữa trị kịp thời, bệnh nặng có thể tàn phá nghiêm trọng móng, gây rụng móng, thối móng tay. Người bệnh sẽ phải trải qua những cơn đau nhức dữ dội do nấm gặm nhấm vùng da thịt dưới móng. Với những người có tiền sử về các bệnh viêm da, viêm phế quản, hen suyễn, tiểu đường… sẽ càng dễ mắc bệnh và dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng lây lan ra toàn bộ móng do người bệnh bị suy giảm miễn dịch.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh còn khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Những vết lở loét, sần sùi, bong tróc trên bề mặt da ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày của người bệnh, khiến chúng ta sợ tiếp xúc với người khác, sợ lây nhiễm cho người xung quanh.

Bật mí cho bạn những cách chữa trị tận gốc bệnh nấm móng tay ngay tại nhà

Làm thế nào để chữa trị tận gốc bệnh nấm móng tay là câu hỏi được mọi người bệnh quan tâm. Rất nhiều người điều trị mãi vẫn không khỏi, tình trạng bệnh ngày một xấu hơn. Tham khảo ngay những cách chữa trị bệnh nấm móng tay hiệu quả ngay dưới đây để lấy lại móng tay khỏe đẹp và sự tự tin nhé!

cách điều trị nấm móng tay ngay tại nhà
Bật mí các cách chữa trị tận gốc bệnh nấm móng tay ngay tại nhà

Tỏi chữa nấm móng hiệu quả

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc của mọi nhà mà còn chữa bệnh nấm móng rất tốt. Với thành phần giau allicin vốn được biết đến như một liều thuốc kháng sinh tự nhiên vô giá, tỏi kháng khuẩn cực tốt, giúp chúng ta ngăn ngừa sự tấn công của nấm, vi khuẩn. Allicin có trong tỏi sẽ giúp kháng viêm, ngăn chặn sự hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh gây nên bệnh.

Cách chữa bằng tỏi vô cùng đơn giản. Các bạn chỉ cần dùng một vài tép tỏi, giã nhỏ rồi cho thêm 1 thìa giấm ăn vào. Sau đó, chúng ta bọc lại bằng một lớp vải rồi đắp lên vùng móng tay bị nấm. Các bạn để trong khoảng 30 – 45 phút để các tinh chất trong tỏi thấm vào da và tiêu diệt nấm hiệu quả.

Sả là bài thuốc giúp chữa nấm móng tay hiệu quả

Sả cũng là một gia vị quen thuộc, giúp tăng mùi vị món ăn. Thế nhưng bạn có biết sả cũng có thể chữa nấm móng tay hữu hiệu không? Cây sả được mệnh danh là kho báu tinh dầu với những tinh chất đặc biệt, có công dụng sát trùng, sát khuẩn, kháng viêm, chữa trị nấm móng tay rất tốt.

Để chữa nấm móng tay bằng cây sả, chúng ta có thể đập dập cây sả rồi cho vào nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Đợi đến khi nước sả ấm lại, chúng ta sử dụng để ngâm vùng móng bị nấm. Kiên trì sử dụng, chúng ta sẽ thấy tình trạng nấm móng tay của mình được cải thiện đang kể, các cơn ngứa, vết bong tróc cũng dần bớt đi. Ngoài ra, các bạn có thể điều chế tinh dầu sả nguyên chất để bôi lên vùng móng bị nấm. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa nấm móng hiệu quả bằng giấm táo

Giấm táo cũng có công dụng diệt nấm móng rất tốt. Nguyên nhân là bởi trong thành phần giấm táo chứa nhiều axit acetic, axit amin, protein, chất chống oxy hóa cũng như các vitamin khác. Giấm táo có tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt nấm rất là công hiệu.

Cách chữa bằng giấm táo rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng một ít giấm táo pha với nước rồi cho thêm một chút muối vào. Tiếp đến chúng ta dùng dung dịch này ngâm móng trong khoảng 20 – 25 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách trị nấm móng tay bằng lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Chữa nấm móng tay bằng lá trầu không cũng đem lại hiệu quả cao bởi lá trầu không có tính kháng khuẩn cao. Lá trầu không giúp điều trị các bệnh nấm ngoài da, giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm có hại khỏi da, ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Để điều trị bằng lá trầu không, chúng ta lấy lá trầu rửa sạch, vò nát rồi đem nấu với nước, cho vào một ít muối, chờ nước sôi trong khoảng 5 phút. Chờ đến khi dung dịch âm ấm, các bạn sử dụng để ngâm móng tay, móng chân. Kiên trì thực hiện, các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt đấy.

Với những trường hợp bệnh nặng tái đi tái lại nhiều lần thì hãy tham khảo thuốc đặc trị nấm móng tay đông y Nam Hoàng 

Có thể bạn quan tâm >>>>>

Bệnh cụt thối móng tay nguyên nhân và cách điều trị mọc lại móng tay mới

4.2/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *