Viêm tai giữa ứ dịch: 4 nguyên nhân 5 biến chứng và cách trị dứt bệnh

Viêm tai giữa ứ dịch

Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh viêm tai do màng nhĩ đóng kín, khiến dịch tiết ứ đọng ở phía sau màng tai. Nếu không được phát hiện và điều trị, viêm tai giữa ứ dịch có nguy cơ diễn biến thành các bệnh lý suy giảm thính lực mạn tính không hồi phục. Do đó, hãy cùng Shop Thiên Sứ tìm hiểu thêm về bệnh qua bài viết sau đây.

Viêm tai giữa ứ dịch
Bệnh viêm tai giữa gây nguy hiểm như thế nào?

Viêm tai giữa ứ dịch là bị gì?

Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh viêm tai do màng nhĩ đóng kín, khiến dịch tiết ứ đọng ở phía sau màng tai. Bệnh lý này thường không gây ra các triệu chứng cấp tính và có tiến triển âm thầm.

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở được chia thành 3 thể:

  • Thể viêm tai cấp tính (xảy ra trong thời gian 3 tuần trở lại)
  • Thể viêm tai bán cấp (xảy ra từ 3 tuần đến 3 tháng)
  • Thể viêm tai mãn tính (bệnh kéo dài trên 3 tháng)

Vì tiến triển của bệnh âm thầm và khó phát hiện nên viêm tai giữa ứ dịch rất dễ gây ra các biến chứng. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, các biến chứng như điếc, xơ nhĩ, viêm tai giữa mãn tính,… có thể xuất hiện.

4 nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ứ dịch

Yếu tố quan trọng nhất gây ra viêm tai giữa ứ dịch là do cấu trúc và chức năng vòi nhĩ chưa phát triển hoàn chỉnh. Chính vì vậy các bệnh lý nhiễm trùng tai thường có xu hướng phát sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa ứ dịch còn có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:

  • Tắc vòi nhĩ: Tắc vòi nhĩ khiến dịch tiết trong tai bị ứ đọng và gây ra tình trạng ứ dịch.
  • Virus: Các virus herpes, adenovirus và virus cúm có khả năng gây nhiễm trùng và ứ dịch ở ống tai giữa.
  • Vi khuẩn: Có khoảng 40% trường hợp viêm tai ứ dịch là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Các chuyên gia cho rằng, khi vi khuẩn xâm nhập, tai có xu hướng tiết dịch nhằm kháng lại các khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên mức độ tiết dịch cao vô tình gây ra tình trạng ứ đọng dịch bên trong hòm tai. Các vi khuẩn gây bệnh phổ biến bao gồm Haemophilus influenzae, Staphylococcus pneumonia, Diphtheroids,…
  • Dị ứng: Dị ứng ở các mô tai có thể gây phù nề, làm tăng dịch tiết và gây tắc vòi nhĩ. Khi bị dị ứng cơ thể sẽ tạo ra kháng thể IgE và giải phóng các thành phần trung gian gây viêm như prostaglandin, kinin,… Các yếu tố này làm tăng nguy cơ tắc vòi nhĩ và gây ứ dịch bên trong hòm tai.
Nguyên nhân viêm tai giữa mủ ứ dịch
Nguyên nhân cần lưu ý về bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Triệu chứng của viêm tai giữa ứ dịch?

Có thể có nhiều triệu chứng khác nhưng phổ biến nhất là :

  • Suy giảm thích lực
  • Chậm phát triển ngôn ngữ

Lưu ý rằng hầu hết các triệu chứng đều rất nhẹ. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và thảo luận với bác sĩ về những việc cần làm cho bé nếu bạn thấy lo lắng.

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Viêm tai giữa không liên quan đến tổn thương thính giác vĩnh viễn, ngay cả khi dịch tích tụ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu viêm tai giữa có dịch liên quan đến nhiễm trùng tai thường xuyên, các biến chứng khác có thể xảy ra, bao gồm:

  • Viêm tai giữa cấp tính
  • Cholesteatoma (u nang trong tai giữa)
  • Sẹo màng nhĩ
  • Tổn thương tai gây mất thính lực
  • Trẻ chậm nói hoặc có vấn đề về ngôn ngữ
Biến chứng viêm tai giữa ứ dịch
Đừng để lâu bệnh biến chứng sẽ gây nguy hiểm

Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi?

Viêm tai giữa có dịch có rất nhiều diễn biến khác nhau. Thông thường, viêm tai thanh dịch (dịch tai không nhiễm trùng) có thể tự khỏi trong từ 10-20 ngày hoặc sau khi được điều trị đúng, khả năng nghe được phục hồi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mặc dù đã được điều trị đúng theo phác đồ nhưng viêm tai thanh dịch vẫn tái phát. Viêm tai thanh dịch có thể bị bội nhiễm gây biến chứng viêm tai giữa ứ mủ mạn tính, gây thủng màng tai, ứ dịch kéo dài.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc viêm tai giữa có dịch, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, nâng cao sức đề kháng, tiêm phòng đầy đủ, khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cần điều trị dứt điểm cho trẻ, không để bệnh kéo dài. Đưa trẻ đi khám tai mũi họng theo định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm tai giữa ứ dịch.

3 Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch

1. Điều trị bằng nội khoa

Các biện pháp được áp dụng trong điều trị nội khoa, bao gồm:

  • Dùng kháng sinh đường uống (Ampicillin, Macrolide, Cephalosporin,…): Liệu pháp kháng sinh thường được thực hiện trong 7 – 10 ngày nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng tai. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất cứ loại kháng sinh nào, vui lòng thông báo với bác sĩ để tránh tình trạng dị ứng và phản ứng quá mẫn chéo.
  • Thuốc chống phù nề và tiêu dịch nhầy (Maxilase, Mucomys, Rhinathiol): Các loại thuốc này có tác dụng làm dịch nhầy bớt dính và đặc, từ đó giúp tăng dẫn lưu và đẩy dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên các nhóm thuốc này chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, vì vậy tránh sử dụng thuốc cho trẻ dưới độ tuổi này.
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Trong trường hợp ống tai bị viêm nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticoid với liều 5mg/ kg/ ngày trong 2 – 5 ngày để cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc kháng histamine: Nếu viêm tai giữa ứ dịch phát sinh do phản ứng quá mẫn hoặc dị ứng, bạn có thể được kê toa thuốc kháng histamine để làm giảm các triệu chứng mẫn cảm.
  • Thuốc co mạch (Otrivil, Coldi B), nước muối biển và nước rửa mũi: Được sử dụng tại chỗ nhằm làm thông thoáng đường thở trên.
  • Nghiệm pháp Valsalva: Thực hiện bằng cách bịt mũi, mím chặt môi và làm phồng 2 bên má nhằm giúp thông vòi nhĩ.

Với những trường hợp phát hiện bệnh sớm, các phương pháp điều trị nội khoa đều có đáp ứng tốt.

Điều trị viêm tai giữa bằng nội khoa
Điều trị bằng phương pháp nội khoa

2. Điều trị bằng ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được thực hiện khi viêm tai giữa ứ dịch không có đáp ứng với các biện pháp bảo tồn.

Các thủ thuật trong điều trị ngoại khoa bao gồm:

  • Đặt ống thông khí qua màng nhĩ
  • Chích rạch nhằm dẫn lưu dịch ra bên ngoài
  • Nạo cắt VA và amidan tái phát nhiều lần

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ứ dịch đều được chữa trị dứt điểm sau 10 – 20 ngày. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát cao và có thể để lại một số di chứng vĩnh viễn.

dieu tri viem tai giua bang ngoai khoa
Sử dụng ngoại khoa điều trị viêm tai giữa

3. Điều trị bằng thuốc đông y thảo dược Nam Hoàng

Thuốc trị viêm tai giữa Nam Hoàng không phải là “THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ” đơn thuần như các loại thuốc khác trên thị trường mà là thuốc đặc trị hiệu quả các bệnh “VIÊM TAI, VIÊM TAI GIỮA CẤP & MÃN TÍNH” lâu năm, tái đi tái lại bằng phương pháp đông y an toàn, hiệu quả tốt nhất.

Công dụng của thuốc đặc trị Viêm Tai Giữa Đông Y Nam Hoàng

Điều trị các bệnh về tai như: viêm tai, viêm tai giữa cấp và mãn tính, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, ho, viêm họng .

  • Hiệu quả: thuyên giảm rõ rệt sau 1-2 ngày.
  • Sự kết hợp hoàn hảo: điều trị cả tai – mũi – họng sức đề kháng, điều trị cả trong lẫn ngoài, dứt điểm tận gốc .
  • Tai khô, hết viêm ngứa, hết chảy dịch mủ
  • Kích thích cơ thể tự đào thải toàn bộ các dịch mủ viêm nhiễm ra ngoài (Trong quá trình nhỏ, các dịch mủ viêm nhiễm bị khô lại và đẩy ra ngoài tai).
  • Màng nhĩ liền, làm lành niêm mạc tai, tái tạo niêm mạc mới, khôi phục hoạt động của tai (hết ù tai, không nghe rõ).
thuoc chua viem tai giua dong y nam hoang
Thuốc chữa viêm tai giữa hiệu quả và an toàn bằng đông y Nam Hoàng

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị viêm tai giữa Nam Hoàng

  • Dùng tăm bông vệ sinh sạch vùng bệnh.
  • Xịt 1-2 giọt dung dịch thuốc vào thành tai khoảng 2 lần/ngày và điều trị liên tục từ 7- 14 ngày dựa trên tình trạng bệnh.
  • Sau đó nhẹ nhàng xoa bóp để giúp thuốc thấm sâu hơn
  • và phát huy tác dụng.

Lưu ý: không xịt sâu trực tiếp vào màng nhỉ.

Để điều trị dứt điểm bệnh bạn cần kiêng trì sử dụng thuốc, nếu bạn quá nặng bệnh sẽ càng lâu dài. Vì thế nếu bạn gặp những triệu chứng và dấu hiệu về bệnh hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi.

Đặt mua thuốc trị viêm tai giữa đông y Nam Hoàng nhấn vào link bên dưới

Thuốc Đặc Trị Viêm Tai Giữa Nam Hoàng

Các biện pháp ngăn ngừa tái phát viêm tai giữa mũ dịch

Để tránh tái phát bệnh viêm tai giữa có dịch, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm VA, cảm cúm,…
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng tai như thuốc xịt tóc, nước hoa, đồ trang sức, tai nghe,…
  • Thăm khám tai mũi họng thường xuyên, nhất là đối với trẻ nhỏ.
  • Tránh để nước ứ đọng trong tai bằng cách dùng nút đeo tai khi tắm hoặc bơi lội.
  • Khi có triệu chứng ù tai hoặc giảm sức nghe, nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Diễn tiến và triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ứ dịch thường chậm và không có tính đặc trưng cao. Điều này dễ gây ra tình trạng chủ quan và khiến bệnh duy trì trong một thời gian dài. Chính vì vậy bạn cần chú ý các biểu hiện của cơ thể và chủ động đến bệnh viện trong những trường hợp cần thiết.

Mọi thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí Hotline: 0969.336.702 – 0938.264.300

Tham khảo thêm

[Top 8+] thuốc nhỏ viêm tai giữa được sử dụng phổ biến hiện nay

Mời bạn đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *