10 điều bạn cần phải biết khi mắc bệnh viêm gan siêu vi B

Tổng hợp câu hỏi viêm gan B

Viêm gan siêu vi B là một cái tên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Việc mắc bệnh viêm gan B rất ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cả về đời sống sinh hoạt và các hoạt động xã hội. Vậy những điều cần thiết nhất ta cần biết khi nhắc đến bệnh viêm gan B là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Shop Thiên Sứ để có thêm kiến thức về bệnh, đồng thời có thể giúp bạn tìm các phương pháp phòng bệnh tốt nhất cho riêng mình.

Tổng hợp câu hỏi viêm gan B
Các câu hỏi về viêm gan siêu vi B

1. Viêm gan siêu vi B là gì?

Viêm gan siêu vi B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh có 2 quá trình diễn biến là cấp tính và mãn tính. 

  • Bệnh viêm gan B cấp tính thường mắc phải sau 6 tháng kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Người lớn có sức đề kháng tốt bị nhiễm HBV có khả năng tự khỏi và tạo miễn dịch với bệnh.
  • Bệnh viêm gan B mạn tính thường do nhiễm HBV kéo dài cả đời, kèm theo các yếu tố tác động không tốt đến gan ( rượu, bia, thức ăn bẩn,…) sẽ biểu hiện thành bệnh. Việc bị nhiễm viêm gan B mạn tính hay không có phụ thuộc vào độ tuổi lúc bạn bị nhiễm.

Có khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV sẽ diễn biến mạn tính, ngược lại chỉ có 5% đối với người lớn. Viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, có thể gây tử vong.

2. Biểu hiện của viêm gan siêu vi B?

Viêm gan siêu vi B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi gan của người bệnh đã tổn hại nặng sau nhiều năm mắc bệnh.

Những triệu chứng viêm gan B bạn có thể gặp bao gồm:

  • Nổi ban;
  • Đau khớp;
  • Mệt mỏi;
  • Vàng da.

Những triệu chứng viêm gan B khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Phân có màu xanh xám;
  • Nước tiểu đậm màu;
  • Ngứa ngáy;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau bụng;

Mạch máu nổi lên trên da như màng nhện (còn gọi là dấu sao mạch).

Bệnh còn có thể dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng hơn như xơ gan cổ trướng (bụng chứa nhiều dịch) và suy gan.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Biến chứng của viêm gan siêu vi B?

Điều trị muộn HBV bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân viêm gan B là: cổ trướng, xơ gan, bệnh não gan, chảy máu tiêu hóa.

Biến chứng viêm gan b
Một số biến chứng viêm gan siêu vi B

1. Xơ gan:

Xơ gan xảy ra khi người mắc viêm gan B; không được phát hiện và điều trị sớm. Xơ gan diễn ra khiến lá gan bị tổn thương; dẫn tới tình trạng làm suy giảm khả năng chức năng gan; khiếm cơ thể người bệnh trở nên yếu dần.

2. Cổ trướng:

Cổ trướng xảy ra từ từ, liên tục cùng với sự tiến triển của xơ gan. Nước cổ trướng có thể bị nhiễm khuẩn. Cổ trướng nặng; to thì có thể chèn ép vào các tạng trong ổ bụng và gây khó thở.

3. Bệnh não do gan:

Có nhiều giả thiết giải thích về bệnh này; nhưng nguyên nhân chung nhất và quyết định nhất là lượng protein máu thấp; protein được chuyển hoá ở gan. Một số nguyên nhân thuận lợi để thúc đẩy bệnh não do gan dễ xảy ra; chảy máu tiêu hoá; nhiễm trùng, rối loạn cân bằng kiệm toàn máu; một số thuốc, đưa nhiều đạm vào cơ thể.

4. Chảy máu tiêu hoá:

Hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây dãn tĩnh mạch thực quản hoặc vùng đáy dạ dày. Đôi khi chảy máu do rối loạn đông máu.

Với những biến chứng trên, người bệnh cần tới ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế tin cậy để điều trị. Các biến chứng trên không được điều trị kịp thời người bệnh rất dễ tử vong. Do đó người bệnh cần quan tâm chú ý tới những biểu hiện lạ xuất hiện trên cơ thể.

4. Viêm gan siêu vi B có chữa được không?

Có một tin rất không vui là cho đến nay; y học vẫn chưa thể chữa dứt điểm căn bệnh viêm gan B. Khi cơ thể người ở trạng thái bình thường mang theo virus viêm gan b, cơ chế miễn dịch trong cơ thể sẽ ở vào trạng thái nén chịu, lúc này dù có uống thuốc thì hiệu quả cũng không đáng kể, nếu cơ thể xuất hiện những bất thường, ví dụ gan bị tổn thương, nếu tiến hành chữa trị sẽ phá vỡ trạng thái nén chịu của cơ chế miễn dịch ban đầu, như vậy thuốc sẽ phát huy công hiệu.

Vì thế, có những trường hợp bệnh nhân bị viêm gan b mà chưa phát bệnh bác sĩ cho phép về nhà đợi khi nào phát bệnh thì tiến hành chữa trị. Khi phát hiện cơ thể nhiễm virus viêm gan B trong 10 ngày đầu tiên là thời gian virus phát triển mạnh nhất, trong 6 tháng tiếp theo bệnh có thể tự hết hoặc chuyển từ cấp tính sang mãn tính, vấn đề này phụ thuộc rất lớn đến kháng thể của mỗi người. Trong thời gian này, đa số các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh uống các sản phẩm thuốc bổ gan để tăng cường sức đề kháng cho gan.

5. Bố mẹ bị viêm gan siêu vi B có lây sang con không?

Với thai phụ mang HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là 90%. Trong đó 90% là lây ở giai đọan chuyển dạ. Vì vậy, theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới là cần tiêm 2 mũi kháng thể (huyết thanh) ngay trong vòng 2 giờ đầu sau sinh để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua.

Đó là ta mặc định xem như đã lây từ mẹ sang con nên trung hòa  ngay kháng nguyên gây viêm gan siêu vi B. Có như vậy mới có thể giảm được khả năng gây  bệnh cho bé. Còn mũi vaccin ngừa viêm gan B với mục đích cho bé tạo kháng thể chủ động chống lại bệnh viêm gan B. Lịch tiêm ngừa tương tự như những trẻ khác.

6. Bị viêm gan siêu vi B có cho con bú được không?

Mẹ cho con bú vẫn có khả năng lây truyền bệnh khi đầu vú bị xướt chảy dịch hoặc máu. Khả năng lây truyền này thấp (# 2 – 3%) và thường thì bé lớn, mầm răng phát triển mới nghiến vú mẹ. Lúc này bé đã được tiêm ngừa vaccin viêm gan B và đã có kháng thể nên cũng có thể bảo vệ. Bên cạnh đó, lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ lớn hơn so với nguy cơ bệnh nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ. Hiện nay, những bà mẹ mang mầm bệnh như bạn đều được khuyên cho con bú.

7. Bị viêm gan siêu vi B có quan hệ được không?

Bất cứ hành vi tình dục nào gây trầy xước cũng là một cơ hội cho các virus viêm gan B xâm nhập cho cơ thể. Virus siêu vi B được tìm thấy ở dịch tiết âm đạo, nước bọt và tinh dịch. Do đó, quan hệ tình dục bằng miệng và đặc biệt quan hệ tình dục qua đường hậu môn đều có thể lây lan virus cho bạn tình. Để phòng tránh viêm gan B lây qua đường tình dục, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất:

Sử dụng bao cao su chính là biện pháp an toàn đảm bảo virus viêm gan B không lây qua đường tình dục. Bởi theo các nhà khoa học đã chứng minh được rằng có thể phòng tránh được 99% virus viêm gan B có thể xâm nhập và tấn công vào cơ thể khi sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục vợ chồng.

Thứ hai:

Khi quan hệ một nụ hôn sẽ giúp cuộc tình trở nên ấm cúng hơn. Nhưng bạn lưu ý hôn khi miệng người tình không có trầy xước hay tổn thương nào nhé. Vì nếu có trầy xước thì virus theo đường nước bọt sẽ dính lên các vị trí đó và gây bệnh. Bình thường, hôn người khác sẽ không lây nhiễm viêm gan B nhé.

Thứ ba:

Sử dụng các dụng cụ tình dục cũng làm nguy cơ lây lan virux viêm gan B bởi theo nhiều nghiên cứu loại virus siêu vi B này có thể sống sót môi trường bên ngoài trên 1 tuần. Do đó, bạn phải khử trùng các dụng cụ thật kĩ trước khi sử dụng cho những lần kế tiếp.

Thứ tư:

Để đảm bảo mình không bị nhiễm virus viêm gan B. Điều này thực sự khó mà biết được bởi các triệu chứng của viêm gan B không rõ ràng. Nhiều người nhiễm bệnh nhưng cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bị bệnh. Do đó, nếu muốn an tâm thì có thể đi xét nghiệm trước để chắc chắn mình không bị viêm gan B.

Thứ năm:

Tránh quan hệ với những người không rõ ràng về tình trạng sức khỏe của họ.

8. Viêm gan siêu vi B có hiến máu được không?

Các bác sĩ khẳng đinh; người mắc viêm gan B không thể hiến máu nhân đạo vì viêm gan B là một loại virus lây truyền qua đường máu. Người nhiễm virus viêm gan B nếu hiến máu nhân đạo sẽ lây lan loại virus nguy hiểm này ra cộng đồng, tăng thêm áp lực và gánh nặng cho xã hội.

Ngay cả khi virus đã quay về âm tính; các xét nghiệm miễn dịch đều là âm tính; chỉ có duy nhất anti HBe là dương tính, người bệnh cũng không thể hiến máu nhân đạo; vì nguy cơ lây nhiễm cho người khác vẫn tồn tại. Chính vì lẽ đó; người mắc bệnh viêm gan B hay đã từng mắc bệnh viêm gan B đều không thể hiến máu nhân đạo.

Viêm gan B là một căn bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho gan và cả cơ thể, không những thế đây là một căn bệnh có sức lây truyền khủng khiếp. Trong bối cảnh số người nhiễm viêm gan B ngày càng lây lan chóng mặt trên cộng đồng và thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh vẫn chưa xuất hiện, vì thế, người nhiễm viêm gan B, vì thế, nên hết sức thận trọng với căn bệnh và thận trọng với con đường lây nhiễm viêm gan B để có thể tránh những trường hợp đáng tiếc lây nhiễm mầm mống viêm gan B cho cộng đồng.

9. Bệnh viêm gan siêu vi B nên ăn gì?

Thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B chứa đạm nhưng ít béo

Nhiều người cho rằng; viêm gan B thì nên kiêng ăn thịt và dầu mỡ. Tuy nhiên cơ thể vẫn cần hấp thụ các dưỡng chất này cho quá trình tạo; dự trữ năng lượng và chuyển hóa các chất.

Do đó; đạm vẫn được liệt kê vào nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm gan B; tuy nhiên điều quan trọng là bệnh nhân cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng đạm ít béo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt trắng (gà nạc, thịt heo nạc, cá nạc), sữa tách béo, đậu nành…
  • Nói không với nội tạng động vật
  • Mỗi ngày chỉ nên dung nạp 50-70g đạm. Đối với trường hợp nặng nên giảm còn 40g/ngày.
  • Nên ưu tiên đạm có nguồn gốc thực vật.
  • Lượng dầu mỡ cần thiết là 15g/ngày, nên sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng…

Rau má, các loại rau xanh và trái cây tươi

Rau xanh được liệt vào nhóm thực phẩm hàng đầu tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Nguyên nhân là vì khi bị virus viêm gan B tấn công, cơ thể bạn sẽ mất dần sức đề kháng do thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Do đó, tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ chế độ ăn uống hằng ngày.

Cụ thể, rau má được xếp vào hàng những loại rau tốt nhất cho người viêm gan B nhờ vào khả năng mát gan, lợi tiểu, thanh lọc gan hiệu quả. Bạn có thể chế biến rau má thành các món canh, rau sống, cháo hoặc nước ép…

Ngoài ra một số loại rau có màu xanh sâm như súp lơ xanh; cải bó xôi, rau ngót, rau muống, măng tây;… cũng vô cùng tốt cho bệnh nhân viêm gan B.

Trái cây chứa nhiều vitamin; đặc biệt là vitamin C và A có tác dụng thanh lọc cơ thể hiệu quả. Trong đó có thể kể đến cam; quýt, đu đủ, cà chua, cà rốt…

Các loại đậu, ngũ cốc và chế phẩm từ đậu

Tiêu chí chế độ ăn uống của bệnh là không ngừng tăng cường chất xơ. Do đó, bên cạnh rau xanh; trái cây thì ngũ cốc cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong danh sách thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B.

Chất xơ có vai trò làm sạch đường tiêu hóa; giúp lọc máu của gan hoạt động không tốt; giảm tải hoạt động của gan; cũng như giảm cholesterol; điều hòa đường trong máu. Đẩy nhanh quá trình tiêu hóa; hạn chế triệu chứng chướng bụng; khó tiêu của người bệnh viêm gan B.

Trong đó chất xơ được chia làm 2 loại:

  • Chất xơ tan trong nước như các loại đậu, rau, trái cây
  • Chất xơ không tan trong nước như ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì…
Viêm gan b ăn và không nên ăn gì
Viêm gan B ăn và không nên ăn gì ?

10. Bệnh viêm gan siêu vi B không nên ăn gì?

Người bệnh viêm gan B cần kiêng bia rượu – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan

Người bị viêm gan B cần loại bỏ bia rượu khỏi thực đơn. Chất cồn trong bia rượu sẽ thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc.

Các độc tố này làm tế bào Kupffer – đại thực bào nằm ở xoang gan, bị kích hoạt quá mức sản xuất các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β …. Trong đó, đặc biệt là TGF-β, yếu tố kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi, sẽ khiến bệnh viêm gan B diễn tiến thành xơ gan nhanh hơn.

Hạn chế tối đa các món chiên xào, nướng từ nội tạng động vật

Nội tạng động vật  chứa nhiều cholesterol; không tốt cho người có vấn đề sức khỏe liên quan đến gan.

Hơn nữa, các món ăn được chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ còn chứa nhiều axit béo no gây khó tiêu và nguy hại cho gan; làm cho gan phải tiết nhiều mật hơn để phân hủy chất béo.

Vì vậy, nếu đang bị nhiễm viêm gan B, bạn nên từ bỏ các món ăn chế biến từ nội  tạng động vật, hạn chế các món chiên xào dùng nhiều dầu mỡ, dù đó có là món khoái khẩu của bạn.

Giảm các ác món ăn cay hoặc nhiều gia vị

Đồ ăn cay; nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày. Không chỉ dừng lại ở thành dạ dày mà đây còn là nguyên nhân làm ức chế sự bài tiết, thải độc của gan. Nếu bị viêm gan B hoặc có nguy cơ bị viêm gan; nên kiêng ăn những món cay và dễ kích thích như ớt; tiêu… Ngoài ra; các món ăn được chế biến với nhiều gia vị như gừng; tỏi, ớt dễ làm cho tế bào gan của người bệnh viêm gan B bị biến đổi; hoại tử, làm bệnh nặng thêm.

Các món nướng sa tế, ốc, hải sản rang muối cay; mì cay người bị viêm gan B cũng nên hạn chế.

Giảm bỏ các món mặn – nguyên nhân từ viêm gan B đến xơ gan

Natri có trong muối chính là “thủ phạm” âm thầm đẩy nhanh viêm gan B diễn tiến thành xơ gan, biểu hiện cụ thể qua các triệu chứng phù nề. Cơ chế phù được xác định là do cơ thể bị giữ nước khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Vì thế, người bị viêm gan B không nên ăn mặn vì muối có khả năng giữ nước trong cơ thể.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, trong cuộc sống người viêm gan B cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức quá khuya, không tự ý dùng thuốc, đồng thời chủ động chống độc, bảo vệ gan bằng các tinh chất thiên nhiên quý đã được kiểm chứng lâm sàng về tính an toàn, hiệu quả.

Tham khảo thêm

Hé lộ 12 cách chữa bệnh viêm gan B hiệu quả bằng bài thuốc dân gian

7 biểu hiện cần đi xét nghiệm bệnh viêm gan B ngay để điều trị kịp thời

Tổng hợp nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan | Cách phòng bệnh hiệu quả

Mời bạn đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *