Bệnh viêm gan C có lây không? Những điều cần lưu ý để phòng tránh

Viêm gan C gây nguy hiểm

Bệnh viêm gan C được gây ra bởi nhiều kiểu gen virus HCV khác nhau và có thể tiến triển trầm trọng, thậm chí tử vong. Bệnh thường không có triệu chứng, nhưng bệnh chuyển sang viêm mạn tính có thể dẫn đến mô sẹo ở gan và cuối cùng là xơ gan. Bệnh nhân viêm gan C sống được bao lâu phụ thuộc vào thời gian chẩn đoán sớm bệnh và khả năng đáp ứng điều trị. Vì vây, bạn nên đọc bài viết dưới đây cùng Shop Thiên Sứ để hiểu thêm về viêm gan C.

Viêm gan C gây nguy hiểm
Bạn biết gì về bệnh viêm gan C

Bệnh viêm gan C là gì?

Viêm gan siêu vi C là bệnh truyền nhiễm; chủ yếu ảnh hưởng đến gan do virus siêu vi C (viết tắt HCV) gây ra .Viêm gan C là một trong những căn bệnh có mức độ tử vong cao do bệnh diễn tiến âm thầm đến khi phát hiện đã chuyển sang mãn tính và để lại hậu quả nặng nề. Viêm gan C là bệnh nguy hiểm, có mức độ tử vong cao như xơ gan, ung thư gan. Tuy vậy, bệnh này ít được quan tâm.

– Virus HCV chủ yếu lây qua đường máu do tiêm chích ma túy; dụng cụ y khoa không đảm bảo vô khuẩn và truyền máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới; cả thế giới có khoảng 170 triệu người mắc viêm gan C; trong đó có khoảng 94 triệu người đang sống ở các nước châu Á.

– Giả thuyết về bệnh viêm gan siêu vi C (lúc đầu gọi là “không A không B”) được đưa ra vào thập niên 70 và đến năm 1989 thì xác định là bệnh viêm gan siêu vi C. Siêu vi tồn tại dai dẳng trong gan ở khoảng 85% bệnh nhân. Và hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan C

Nguyên nhân viêm gan C
Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan C

Viêm gan C là một bệnh truyền từ người mang virus HCV sang cho người lành qua đường máu, chủ yếu theo 2 con đường chính dưới dây:

  • Nguyên nhân lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu như : Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm virus viêm gan C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV hay việc châm cứu, bấm lỗ tai, xăm hình mà các dụng cụ hành nghề không được vô trùng tuyệt đối.
  • Hiện tượng mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận tỷ lệ ngày càng tăng.

Ngoài ra có một tỷ lệ khoảng 20% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân.

4 biểu hiện viêm gan C cần lưu ý để sớm nhận biết bệnh

Người bệnh khi mắc HCV ở những giai đoạn đầu hầu như không nhận biết được những triệu chứng của bệnh, do viêm gan C là bệnh có “diễn biến thầm lặng” nên các triệu chứng của bệnh thường biểu hiện muộn hoặc biểu hiện không rõ khiến cho người bệnh rất khó nhận biết. Mặc dù là căn bệnh có diễn biến thầm lặng, tuy nhiên, người bệnh khi mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh như sau:

Triệu chứng viêm gan C
Triệu chứng của viêm gan C

1. Mệt mỏi, đau cơ, chán ăn, ăn không ngon.

Sở dĩ người bị viêm gan C mắc triệu chứng bệnh này; là do khi mắc bệnh thì các virus HCV tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch của người bệnh từ đó khiến cho người bệnh mệt mỏi; lười hoạt động; ngại di chuyển ngay cả khi nằm. Gan và hệ thống tiêu hóa có liên quan mật thiết với nhau; người bệnh còn có thể bị chán ăn; ăn không ngon, khó tiêu; nguyên nhân là do các virus HCV hoạt động tấn công gan từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bị ngưng trệ hoặc kém đi.

2. Sốt nhẹ là triệu chứng bệnh viêm gan C

Một số người bệnh khi nhiễm bệnh thường mắc chứng sốt nhẹ; triệu chứng sốt này có thể kéo dài hoặc xảy ra từng cơn; nên khiến cho người bệnh rất khó để nhận biết triệu chứng viêm gan C này, hoặc đôi khi người bệnh chủ quan với triệu chứng này và nhầm tưởng là triệu chứng của cảm mạo.

3. Vàng mắt, vàng da

Người bệnh khi mắc virus C ở giai đoạn đầu của bệnh thì triệu chứng này thường ít xuất hiện; nguyên nhân của chứng vàng mắt; vàng da này là do người bệnh thường khiến cho khả năng bài thải các chất độc hại của cơ thể kém đi, từ đó khiến cho nồng độ billiribin trong máu tăng cao khiến cho người bệnh mắc chứng vàng mắt, vàng da.

4. Sạm da, đau tức hạ sườn phải

Người bệnh khi mắc HCV giai đoạn nặng thì lúc này chức năng gan suy giảm; khả năng hoạt động của gan bị kém đi rất nhiều; bên cạnh đó có thể người bệnh còn phải chịu rất nhiều áp lực từ bên ngoài như: môi trường, đồ ăn, chế độ sinh hoạt không khoa học… có thể khiến cho da bị sạm đen, đau hạ sườn phải, đôi khi tình trạng bệnh này cũng có thể cảnh báo nguy cơ bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn như xơ gan.

Ngoài ra người bệnh khi mắc bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: đau cơ, đau khớp, da mẩn ngứa, buồn nôn, khó chịu, mụn nhọt,… Nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên, cần thăm khám, làm xét nghiệm, kiểm tra chức năng gan để phát hiện và có phương án điều trị bệnh đúng đắn nhằm hạn chế những tổn thương gan. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp mắc virus C không có triệu chứng; vì vậy cách tốt nhất để tầm soát bệnh hiệu quả là khám gan định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh

Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?

Nhiều bệnh nhân biết đến bệnh viêm gan b nhưng lại bỏ qua viêm gan C. Theo các chuyên gia, nếu virus B là bệnh không thể trị dứt điểm và không quá nguy hiểm thì viêm gan C là căn bệnh trong yên lặng, có thể điều trị dứt điểm nhưng lại có tính sát thủ rất mạnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh nhân viêm gan C dễ dàng chuyển sang xơ gan và ung thư gan.

Virus siêu vi C: cực kỳ nguy hiểm

Theo Trưởng khoa Gan thì cùng với viêm gan A và B, viêm gan C cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Và dù tần suất mắc viêm gan siêu vi C ít gặp hơn so với viêm gan do virút A và B nhưng virus C tỏ ra uy lực và có những tấn công gây tác hại lớn cho gan. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, người mang bệnh rất dễ dàng chuyển qua giai đoạn xơ gan, ung thư gan.

Theo Bác sĩ, viêm gan C được xem là một căn bệnh “yên lặng”. Khi người bệnh nhiễm bệnh, virút viêm gan C đi từ máu đến gan và trú ngụ ở đó. Nó tấn công và gây hại lên gan rất lớn nhưng các triệu chứng viêm gan C thường không có biểu hiện rõ ràng; chỉ có thể nhận biết được bệnh khi có các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu.

Nhóm xét nghiệm để nhận biết cơ thể có bị nhiễm virus viêm gan C hay không là anti-HCV. Đây là loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng với virút viêm gan C. Nếu xét nghiệm cho thấy anti-HCV dương tính thì chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Tuy nhiên để kiểm tra chính xác về mức độ tổn thương gan thì sẽ có các xét nghiệm khác như HCV ARN, siêu âm, CT-Scan, MRI, sinh thiết gan

Bệnh viêm gan C có lây không?

lay truyen benh viem gan c
Viêm gan C lây qua đường nào ?

Virus siêu vi C lây truyền qua đường máu; có nghĩa là một người phải tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh mới có thể lây bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới, những cách truyền virus viêm gan C phổ biến nhất là:

– Dùng chung kim tiêm;

– Sử dụng hoặc tái sử dụng thiết bị y tế; chẳng hạn như ống tiêm và kim; chưa được khử trùng đúng cách;

– Nhận truyền máu từ máu hoặc các sản phẩm máu không được kiểm tra đầy đủ. Trước năm 1992, nguồn cung cấp máu của Hoa Kỳ không được kiểm tra cẩn thận nên có những nguồn máu chứa các bệnh như viêm gan C. Kết quả là có những người không may nhận phải máu hoặc nội tạng của người mắc bệnh viêm gan.

Những truyền nhiễm viêm gan C ít phổ biến mà bạn cần biết bao gồm:

– Những người làm việc nhiều với các loại kim tiêm; hoặc những người có thể đã tiếp xúc với kim bẩn sẽ có nguy cơ bị virus C;

– Truyền virus giữa mẹ và con;

– Sử dụng các vật dụng chăm sóc cá nhân; chẳng hạn như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo đã tiếp xúc với máu người bị nhiễm bệnh;

WHO ước tính rằng có 1,75 triệu người mắc viêm gan C vào năm 2015. Một khi một người có virut; nó sẽ bắt đầu lan rộng trong các tế bào sau 2 tuần đến 6 tháng.

Nhiều người; đặc biệt là những người có bệnh mạn tính; có thể không bị các triệu chứng cho đến nhiều năm sau.

Những điều cần lưu ý để phòng tránh viêm gan C

Hiện nay không có vacxin viêm gan C. Phòng ngừa virus phụ thuộc vào việc sử dụng kim một cách an toàn; bảo vệ khi quan hệ tình dục và không sử dụng chất kích thích. Có rất nhiều quan niệm sai lầm về cách lây truyền bệnh. Siêu vi rút không thể truyền qua:

– Sữa mẹ, thức ăn, hoặc nước;

– Ôm hoặc hôn;

– Chia sẻ thức ăn hoặc thức uống với người bị bệnh;

– Bị muỗi nhiễm bệnh đốt.

Ngoài ra chúng ta cần phải lưu ý những điều sau để không lây truyền bệnh:

– Không dùng chung kim tiêm;

– Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải, dao cạo, cắt móng tay).

Tham khảo thêm

Tổng hợp nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan | Cách phòng bệnh hiệu quả

【4】 cách chữa viêm gan C vô cùng hiệu quả bằng thảo dược Đông Y

Thử ngay 7 cách giải độc gan hiệu quả bằng những nguyên liệu tự nhiên tiết kiệm!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *