Bệnh viêm da cơ địa ở chân nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hình ảnh Viêm da cơ địa ở chân

Với những cơn ngứa rát kéo dài, da khô nứt nẻ, bệnh viêm da cơ địa ở chân đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Sinh hoạt hàng ngày lẫn công việc của người bệnh chịu không ít ảnh hưởng khi vùng da chân đau nhức, khó khăn khi di chuyển. Hãy cùng Shop Thiên Sứ tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa ở bàn chân để sớm thoát khỏi căn bệnh này.

Hình ảnh Viêm da cơ địa ở chân
Các hình ảnh nhận biết viêm da cơ địa ở chân

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở chân

Bệnh viêm da cơ địa chân là căn bệnh dễ tái phát, thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ nhỏ mà nguyên nhân chính là do yếu tố di truyền. Ngoài ra, có một số tác nhân đến từ môi trường ngoài gây bệnh sau:

– Da chân là vùng da tiết nhiều mồ hôi, cân bằng nhiệt cho cơ thể, thường xuyên ẩm thấp nên một số người đi giày, tất kín quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho các nguồn bệnh phát triển.

– Khi thời tiết chuyển mùa, da chân là vùng da khá nhạy cảm nhưng lại không được chăm sóc, bảo vệ kĩ càng. Nhất là vào mùa đông, người bệnh không dùng kem dưỡng ẩm nên da càng khô, bong tróc làm vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập.

– Các dị nguyên, vi sinh vật trong không khí hay kí sinh từ chó mèo lây sang cũng làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, việc thường xuyên tiếp xúc hóa chất tẩy rửa hay các chất độc hại khác cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở bàn chân

Triệu chứng viêm da cơ địa ở chân
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở chân cần lưu ý

Bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoài da khác, do đó bệnh nhân cần hết sức lưu ý những triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa như sau:

  •  Biểu hiện là da nổi sẩn đỏ dẹt, mụn nước tiết dịch, có vùng da mỏng trên mảng da dày.
  •  Bệnh nhân có cảm giác rất ngứa ngáy khó chịu, nhất là vào ban đêm, thời tiết trở lạnh hoặc hanh khô.
  •  Da phù nề tấy đỏ, chảy dịch, sau vài ngày thì sẽ đóng vảy
  •  Rối loạn sắc tố da: Da trở nên dày hơn, sưng nề, nứt kẽ…

Nếu người bệnh bị viêm da cơ địa trong thời gian dài không điều trị, các triệu chứng trở nên nặng nề: Khô da, chứng da nổi vảy trắng; xuất hiện các mảng da cá ở lòng bàn tay, bàn chân; lông mi thưa, viêm môi da bỏng, đục thuỷ tinh thể mắt…

Bệnh viêm da cơ địa chân có thể chữa dứt điểm không?

Bệnh viêm da cơ địa chân thường gặp vào mùa hanh khô, đặc biệt với khí hậu ở nước ta thì việc nhiễm bệnh không khó. Do đó nhiều bệnh nhân trở nên lo lắng, căng thẳng mà không biết rằng các ức chế về tâm lí càng dễ khiến bệnh phát triển. Mọi người cần biết rằng đây là loại bệnh da liễu thông thường, hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhiều bệnh nhân tỏ ra mặc cảm, sợ lây bệnh cho người khác nên thường tự ti, ngại giao tiếp hay tham gia các hoạt động xã hội nên tinh thần thường khó chịu. Theo các nghiên cứu, hiện nay vẫn chưa có trường hợp nào chứng minh tính lây lan của bệnh viêm da cơ địa vùng chân nên người bệnh có thể giao tiếp, vui chơi như thường.

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa chân

Trước tiên người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người để có cách ngăn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu đến từ môi trường ngoài.

Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh rất đa dạng, gồm thuốc bôi ngoài da, thuốc uống và tiêm các loại. Tùy cơ địa và tình trạng bệnh mà mỗi người có một phác đồ điều trị riêng, do đó không nên tự tìm hiểu và điều trị tại nhà.

Do bệnh viêm da cơ địa ở chân là loại bệnh dễ tái phát, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo lời dặn của bác sĩ và chữa cho dứt điểm nếu không sẽ nhờn thuốc, khó khăn cho việc điều trị về sau. Nếu thực hiện nghiêm ngặt, có sự giám sát của bố mẹ (đối với trường hợp bệnh ở trẻ em) thì bệnh có thể chữa khỏi.

Những lưu ý cho người bị bệnh viêm da cơ địa ở chân

Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với nước cần dùng khăn bông lau khô kẽ chân do đây là vùng da tích tụ nhiều vi khuẩn. Vào mùa hanh khô nên vệ sinh bằng sữa tắm có kem hoặc các loại sữa dưỡng ẩm lành tính theo chỉ định của bác sĩ nhằm duy trì độ ẩm cho da. Không nên tắm quá lâu dưới nước hay tắm nước nóng vì dễ làm mất độ ẩm của da.

Một số bệnh nhân thường gãi nhiều gây tổn thương nặng thêm, cần bỏ ngay hành vi này để tránh viêm nhiễm da. Thường xuyên cắt móng tay móng chân, không nên làm móng trong giai đoạn trị bệnh.

Không nên đi giày và tất kín quá lâu trong ngày, tránh gây hăm, bí da. Cần dùng các loại tất làm từ cotton hoặc chất liệu dễ thấm hút khác để tăng khả năng lưu thông.

Thực phẩm nào dành cho người bệnh

Người bị bệnh viêm da cơ địa chân cần ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để cung cấp thêm vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể, giúp quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh hơn. Bệnh nhân cũng cần chú ý tránh các món gây dị ứng cho cơ thể như hải sản, thịt gà, lạp xưởng, nhộng và bơ sữa.

Trị viêm da cơ địa ở chân bằng thuốc cao bôi nấm da Nam Hoàng

Bệnh viêm da cơ địa gây cho chúng ta nhiều bức bối, khó chịu. Nhiều khi đứng ở nơi đông người, “vùng kín đáo” ngứa ngáy khiến chúng ta ái ngại, không biết phải làm sao. Vậy làm thế nào để không còn bị ám ảnh bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu do nấm da gây ra đây?

Nếu bạn đang tìm một loại thuốc trị viêm da cơ địa không tác dụng phụ, chữa bệnh dứt điểm, Thuốc trị nấm da Đông y Nam Hoàng sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Xem chi tiết thuốc

Thuốc Cao Bôi Nấm Da Nam Hoàng

Tham khảo thêm

[Top 7+] Thuốc trị viêm da cơ địa an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh viêm da cơ địa ở mặt triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa nấm á sừng nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị tận gốc

Mời bạn đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *