Vảy nến là hiện tượng xuất hiện các mảng nền viêm đỏ; phủ vẩy nhiều lớp, dễ bong, màu trắng đục. Bệnh chiếm khoảng 3 – 5% trong tổng số bệnh nhân khám da liễu. Đây là căn bệnh tưởng chừng như vô hại khiến nhiều người chủ quan nhưng nếu; để bệnh kéo dài có thể gây những biến chứng khôn lường. Vậy bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Shop Thiên Sứ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là kết quả của quá trình sản xuất da tăng tốc; quá trình sản xuất tế bào da xảy ra chỉ vài ngày, các tế bào da không có thời gian để thay đi; những tế bào da mới được sản xuất quá nhiều, tích tụ dần và tạo nên phần vảy nến. Da người bệnh sẽ xuất hiện các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, bong ra như sáp nến ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Những nguyên nhân gây bệnh vảy nến cần lưu ý
Bệnh vảy nến được xác định bởi những nguyên nhân sau:
Di truyền học
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh phần lớn các trường hợp bị bệnh thường do di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh là rất cao.
Sự nhiễm khuẩn
Các vi khuẩn liên cầu thường là nguyên nhân chính gây bệnh. Không giữ vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày cũng khiến da bị nhiễm khuẩn; hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.
Sử dụng thuốc không đúng cách
Có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện khi dùng thuốc lithium, corticoid, thuốc chống sốt rét, thuốc chống đau tim. Thói quen dùng thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ; dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh.
Căng thẳng
Tâm lý bất ổn, căng thẳng quá độ có thể kích hoạt bệnh vảy nến. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, công việc căng thẳng;… cũng là tác nhân gây bệnh.
Rối loạn hệ miễn dịch
Một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus;… thì lại tác động vào chính biểu bì da; làm cho quá trình sản xuất tế bào da phát triển quá mức; hình thành các mảng da chết dẫn đến tình trạng vảy nến xuất hiện.
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời chứa tia tử ngoại sẽ góp phần gây bệnh và có thể gây ung thư da.

Những dấu hiệu của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến có thể gây những biến chứng khôn lường nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, chúng ta cần nhận biết bệnh qua những dấu hiệu để chữa trị nhanh chóng:
- Các mảng da bị đỏ, sần sùi, xuất hiện vảy màu trắng bạc.
- Da khô, dễ nứt nẻ và chảy máu.
- Đau nhức xung quanh các mảng da bị viêm.
- Ngứa và rát xung quanh vùng da có vảy.
- Móng tay dày lên.
- Đau, sưng khớp.
Các dạng vảy nến thường gặp
Bệnh vảy nến được chia làm nhiều loại, một số loại thương gặp như:

Bệnh vảy nến thể mảng bám
Đây là loại phổ biến nhất của bệnh. Thường có các triệu chứng như: khô da, tổn thương đỏ; vùng tổn thương tăng lên dạng vẩy bạc có thể bong tróc;… xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu; bộ phận sinh dục và bên trong miệng.
Bệnh vảy nến thể giọt
Da xuất hiện các đốm tổn thương màu đỏ sưng lên nhỏ như hình giọt nước. Trên các tổn thương này có các vảy trắng hoặc bạc tích tụ lại; da bị khô và nứt nẻ, thậm chí chảy máu, gây ngứa ngáy.
Bệnh vảy nến thể mủ
Đây là loại rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Da bị tổn thương do hình thành vảy nến; trên những lớp vảy có những mụn mủ trắng gây tổn thương da, đau rát cho người bệnh. Sau một thời gian, các mụn nhỏ sẽ lan rộng khắp da; gây đau nhức cực độ. Khi mụn mủ bị vỡ sẽ khiến da bị lở loét. Vảy nến dạng mủ được chia làm hai loại gồm vảy nến mỉ dạng lan tỏa và vảy nến mủ dạng cư trú.
Bệnh vảy nến đảo ngược
Đây là một thể đặc biệt của bệnh vảy nến. Vũng da sẽ nổi mẩn đỏ, da sáng bóng, không bị khô và dày lên; vùng da bị bị trợt ra, xuất hiện vết nứt, lở loét… Bệnh thường xuất hiện ở các nếp kẽ như nách, bẹn hoặc nếp gấn dưới ngực.
Viêm khớp vảy nến
Đây cũng là loại phổ biến của bệnh. Bệnh nhân thường mệt mỏi, cứng khớp vào buổi sáng, đau khớp và sưng. Trong nhiều trường hợp, viêm khớp vảy nến xảy ra trước trong thời gian dài và dẫn đến các loại bệnh về vảy nến khác.
Bệnh vảy nến móng tay, móng chân
Chiếm khoảng 5% tổng số bệnh nhân, bệnh gây ảnh hưởng tới bệnh nhân trước tất cả các thể bệnh vẩy nến khác. Bệnh nhân thường xuất hiện các đốm màu vàng bắt đầu xuất hiện rải rác trên móng tay và chân, trên nền móng màu trắng. Sau đó thường có sự tách biệt lớp sừng móng ra khỏi đầu ngón và các móng thường là giòn và phá vỡ dễ dàng.
Bệnh vảy nến da đầu
Vảy nến tạo thành từng mảng trắng đục như vảy cá trên da đầu. Gây hiện tường ngứa ngáy, khó chịu; những mảng này bong tróc, bám vào chân tóc gây mất vệ sinh. Bệnh thường có khuynh hương lan rộng và phát triển ra phía trước và lan ra khắp da đầu.
Vảy nến toàn thân
Loại vảy nến là biến chứng nặng nhất, bệnh gây ảnh hưởng lớn đối với người bệnh. Bệnh nhân thường bị viêm, ngứa, phát ban đỏ kèm theo cảm giác đau rát lên toàn bộ cơ thể. Khi xuất hiện các triệu chứng nên khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể gây mất nước; mất protein, sưng, nhiễm trùng; hoặc viêm phổi…
Những vị trí trên cơ thể dễ bị bệnh vảy nến tấn công nhất
Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở các bộ phận như:

Khuỷu tay và đầu gối
Đây là vùng da dễ bị tấn công nhất; vùng da thường xuất hiện các mảng đỏ, hơi phồng, lớp da chết màu trứng bạc.
Da đầu
Bệnh gây tróc da đầu như tróc vảy nhẹ đến tróc các mảng da dày cứng che phủ toàn bộ da đầu. Bệnh ở vùng da đầu có thể gây lan lan xuống trán, lưng, cổ và xung quanh tai.
Trên mặt
Vảy nến ở vùng mặt thường xuất hiện ở vùng lông mày, vùng da giữa mũi và môi trên, trán và vùng chân tóc nối giữa trán và da đầu.
Bàn tay và bàn chân
Ở bàn tay, bàn chân da sẽ bị bong tróc, nứt nẻ, nổi mẩn đỏ; gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Cơ quan sinh dục
Vảy nến ở cơ quan sinh dục sẽ xuất hiện vảy nến ở các nếp gấp da, trơn sáng giống như sáp.
Ở các nếp gấp da
Các nếp gấp ở da như mông, nách, ngực;… thường xuất hiện các vảy nến, mẩn; gây khó chịu nhiều hơn ở các bộ phận khác.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Cũng như nhiều loại bệnh khác, bệnh vảy nến cũng sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng lên thận
Nếu bệnh để lâu không được điều trị sẽ gây suy thận, hư thận. Nếu tự ý sử dụng thuốc, những tác dụng phụ của thuốc đến thận là khó tránh khỏi.
Biến chứng lên tim mạch và huyết áp
Có nhiều loại thuốc điều trị vảy nến làm tăng lượng cholesterol trong máu; tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ…
Biến chứng rối loạn chuyển hóa
Bệnh gây nên các rối loạn chuyển hóa như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid…
Biến chứng tâm lý
Gây ảnh hưởng tâm lý là điều không thể tránh khỏi. Xuất hiện các lớp vảy trắng sẽ khiến người bệnh thiếu tự tin, mặc cảm trong cuộc sống; ảnh hướng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Gây tổn thương buồng trứng
Bệnh gây ảnh hưởng đến buồng trứng; khi phụ nữ mang thai bị bệnh có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Khi mang thai, không được dùng thuốc điều trị sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến thai nhi.
Ung thư da
Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp lên da; lâu dẫn dẫn đến biến đổi cấu trúc da, có tỉ lệ mắc ung thư da rất cao.
Bệnh vảy nến có lây không?
Bệnh vảy nến gây những vết bong tróc da; ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mọi người nhưng đây không phải là bệnh truyền nhiễm, không phải do virus, vi khuẩn tạo nên. Do đó, bệnh sẽ không lây lan.
Bệnh vảy nến có di truyền không?
Theo các nghiên cứu khoa học, yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến. Vảy nên tồn tại trong cấu trúc gen nên khả năng di truyền là rất cao. Nếu bố mẹ bị bệnh thì khả năng con bị bệnh là rất cao. Nếu anh, chị, em ruột bị bệnh thì khả năng bạn bị bệnh lên đến 40 – 60%.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Bệnh vảy nến hiện chưa có thuốc chữa trị hoàn toàn, nhưng bạn có thể sử dụng thuốc để hạn chế những biến chứng và triệu chứng của bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống; thuốc tiêm hoặc thuốc truyền tĩnh mạch. Các thuốc này có tác dụng bong sừng bạt vảy, chống viêm; ức chế sự chết tế bào, ức chế hệ miễn dịch nên giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng. Nhưng để chắc chắn, bạn hãy hỏi bác sĩ về những loại thuốc để tránh gây kết quả không mong muốn.
Đọc thêm: [8+] cách trị bệnh VẢY NẾN hiệu quả bằng thảo mộc + cây thuốc nam
Da bị vảy nến nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến, bạn cũng nên thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp với bệnh để cải thiện bệnh tốt nhất.
Bị vảy nến nên ăn gì?
Các loại cá và hải sản
Các loại cá giàu Omega3 như cá hồi, cá trích… rất giàu chất kẽm; có tác dụng rất tốt cho làn da, ức chế các chất gây viêm; giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng tróc da.
Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều beta-caroten có tác dụng chống viêm, bảo vệ cấu trúc da. Rau quả có nhiều beta-caroten: như trái bơ, cà rốt; và đặc biệt là xoài có chứa nhiều beta-caroten có khả năng hữu hiệu để bảo vệ cấu trúc da.
Vừng đen
Vừng đen có chứa nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3; cung cấp sinh tố E cần thiết cho các tế bào da.
Ngũ cốc
Ngũ cốc chứa nhiều chất oxy hóa, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Bị vảy nến không nên ăn gì?
Thịt đỏ
Thịt đỏ chứa nhiều arachidon có thể làm tăng tình trạng viêm, làm bệnh trầm trọng hơn. Bạn có thể sử sự các loại thịt trắng như thịt gia cầm và cá để bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho bệnh.
Sản phẩm được làm từ sữa
Trong sữa có chứa chất arachidon không hề tốt cho người bệnh. Ăn các thực phẩm được làm từ sữa có thể gây viêm và ngúa ngáy nghiêm trọng.
Rượu, bia, các chất kích thích
Rượu, bia luôn không tốt cho cơ thể; đặc biệt là đối với người bệnh vảy nến. Sử dụng rượu, bia và các chất kích thích sẽ khiến hoạt động của gan giảm sút; gan yếu đi, dễ gây kích ứng, tổn thương da
Cà phê
Ngoài rượu, bia, cà phê cũng không hề tốt cho người bệnh. Chất caffein có trong cà phê sẽ dẫn đến viêm nhiễm, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Đồ nướng, chiên, rán
Chất béo có trong các loại đồ nương, chiên, rán không tốt cho sức khỏe người bệnh. Hàm lượng chất béo cao sẽ khiến bệnh dễ tái phát hơn.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten có trong protein của một số loại lúa mì, lúa mạch sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những điều cần lưu ý để cải thiện tình trạng da bị vảy nến
Bệnh vảy nến gây những biến chứng nguy hiểm; ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Ngoài việc khám chữa bệnh, bạn nên lưu ý một số điều để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Căng thẳng sẽ làm bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy hạn chế căng thẳng hết mức có thể; luôn lạc quan, bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày: Tập luyện cac bài thể dục đơn giản, chạy bộ, đạp xe;… cũng giúp bệnh cải thiện tốt hơn.
- Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bạn nên chú ý đừng để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; đặc biệt là từ 10-15 giờ.
- Dưỡng ẩm da: Vảy nến sẽ khiến da bị khô và bong tróc. Bạn nên thực hiện biện pháp giữ ẩm cho làn da để hạn chế sự bong tróc, tránh hiện tượng khô da.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm…
- Bổ sung các loại vitamin cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
Trên đây là những chia sẻ của Shop Thiên Sứ về tình trạng da bị vảy nến. Đây là căn bệnh mãn tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nhiều người còn rất chủ quan. Hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhé!
Tham khảo thêm