Bệnh huyết trắng ở con gái là một bệnh lý viêm phụ khoa thường gặp dù ở bất kì giai đoạn nào, độ tuổi nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đủ cũng như biết cách phòng ngừa căn bệnh này. Hãy cùng Shop Thiên Sứ tìm hiểu thực hư về căn bệnh huyết trắng này nhé!
Bạn đã hiểu đúng và đủ về bệnh huyết trắng?
Huyết trắng là dịch tiết ra từ đường sinh dục ở nhiều giai đoạn khác nhau như từ hồi chưa dậy thì cho đến khi trở thành thiếu nữ rồi đến cả lúc mãn kinh.
Huyết trắng giữ vai trò bôi trơn trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ. Ngoài ra, huyết trắng còn có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.
Những điều cần biết về bệnh huyết trắng ở con gái
Trạng thái bình thường của bệnh huyết trắng
Ở trạng thái bình thường, dịch tiết âm đạo có màu trắng giống như lòng trắng trứng, hơi đặc hoặc trong, số lượng ít và không chảy ra ngoài.
Tùy theo cơ địa khác nhau mà mỗi người có huyết trắng khác nhau về màu sắc, kết cấu, lỏng đặc hay số lượng mỗi lần ra trong suốt chu kì kinh nguyệt. Nhưng nếu có sự thay đổi chút ít trong chu kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường.
Dấu hiệu bất thường của bệnh huyết trắng ở con gái
Khi có sự tiết dịch nhiều hơn mức bình thường, xuất hiện nhiều màu như trắng, vàng, xanh, có mùi hôi bất thường, và khiến tình trạng cơ thể bạn luôn khó chịu và mệt mỏi , thì lúc này là dấu hiệu của huyết trắng bệnh lý.
Các dạng bất thường của huyết trắng, bao gồm:
- Đặc quánh: Huyết trắng đặc là biểu hiện của viêm âm đạo do nấm, thường kèm theo dấu hiệu ngứa âm hộ. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoặc mang thai thường gặp huyết trắng dạng này.
- Có máu: Khi thấy huyết trắng có lẫn máu thì dù ít hay nhiều là dấu hiệu của khối u ác tính, như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung…
- Có mùi và sủi bọt: Nếu huyết trắng ra nhiều, màu trắng, xanh hoặc vàng, có bọt, kèm theo mùi hôi rất khó chịu… thì có thể đã bị viêm âm đạo Trichomonas.
- Màu vàng: Huyết trắng có màu vàng là dấu hiệu của xói mòn cổ tử cung, viêm cổ tử cung mãn tính, hoặc viêm nhiễm nhẹ. Nếu từ khí hư từ màu vàng chuyển sang khí hư dạng mủ vàng, có nghĩa đang chuyển sang giai đoạn viêm nặng, có khả năng là viêm nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu cấp tính.

Bật mí cách phòng ngừa bệnh huyết trắng
Khám phụ khoa định kỳ phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Dù cho có những dấu hiệu bất thường của huyết trắng hay không thì chị em nên xây dựng cho mình một thói quen khám phụ khoa định kì, ít nhất 1-2 lần/năm. Bởi bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn, tư vấn đầy đủ và kĩ lưỡng hơn việc tự tìm hiểu và nghiên cứu thông tin 1 chiều từ mạng xã hội.

Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh huyết trắng bởi chế độ ăn uống này sẽ giúp chị em có cơ thể khỏe mạnh. Mặt khác, trọng lượng cơ thể cũng là nhân tố quyết định trong sức khỏe phụ khoa của chị em phụ nữ. Nếu bạn quá gầy hoặc thừa cân thì bạn sẽ có nguy cơ dễ bị rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh,chu kì kinh nguyệt biến mất, rong kinh, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít…) hơn những người có trọng lượng cân đối. Hơn nữa, nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng và điều tiết hooc môn, từ đó dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác.
Hạn chế thức khuya
Để ngừa bệnh huyết trắng, chị em nên có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí. Bên cạnh những tác hại có thể thấy rõ của việc thức khuya như tinh thần mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, giảm trí nhớ, mà thức khuya còn dẫn đến một tác hại ghê gớm: đó là rối loạn nội tiết tố – một nguyên nhân dẫn đến việc mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt,…nNgoài ra, nếu bạn thường xuyên thức khuya, bạn sẽ có dấu hiệu giảm sức đề kháng và miễn dịch – đây là cơ hội thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ thể. Lời khuyên tốt nhất và chân thành nhất là các chị em phụ nữ nên ngủ đủ giấc đúng 8 giờ/ngày và hãy hạn chế thức khuya.
Xây dựng thói quen tập thể dục
Xét về mặt lâu dài, lợi ích của việc thường xuyên tập thể dục bên cạnh việc giúp các chị em giữ dáng vóc, mà còn giúp các chị em phụ nữ phòng ngừa các bệnh phụ khoa bởi các động tác thể dục sẽ giúp bạn tạo ra những phản xạ có điều kiện, làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường và bệnh lý trong sản phụ khoa.
Chăm sóc vùng “tam giác mật” hàng ngày
Vệ sinh vùng kín ảnh hưởng rất lớn đến việc trị bệnh huyết trắng. Đây là việc vô cùng quan trọng mà chị em phụ nữ phải hết sức lưu ý. Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh, hoặc muối sinh lí, tránh sử dụng sữa tắm, xà bông,… tối thiểu 1 lần/ngày.
Trong các ngày hành kinh, vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày, thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/lần. Mặt khác, một trong những cách để chăm sóc vùng kín là hãy vệ sinh vùng kín đúng cách, chỉ vệ sinh bên ngoài, tránh thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Bên cạnh đó, bạn nên chọn cho mình những chiếc quần lót thông thoáng, có tính thấm hút, không mặc quần lót quá chật, luôn sử dụng giấy vệ sinh lau khô vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh bị ra huyết trắng nhiều.
Quan hệ tình dục an toàn

Vì một tương lai khỏe mạnh, hãy quan hệ tình dục một cách an toàn bạn nhé! Bằng cách luôn vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau quan hệ bởi vì trong lúc quan hệ tình dục, việc tiếp xúc thân mật giữa 2 cơ thể là môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Bên cạnh đó, hãy tạo thói quen sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục vì đây là biện pháp bảo vệ an toàn nhất, phòng tránh các bệnh như lậu, giang mai, HIV/AIDS,…
Đọc thêm: 10+ Bài thuốc trị bệnh huyết trắng hiệu quả được lưu truyền trong dân gian
Tham khảo thêm
Bệnh ra huyết trắng nhiều | Các dấu hiệu để nhận biết và cách điều trị
Lý do tại sao phụ nữ mang thai ra huyết trắng nhiều hơn bình thường